Sự thật gây “sốc” về ngành học khiến 2 thủ khoa khối A tốt nghiệp THPT bị trượt NV1

DAD04000
KHOA CNTT1 THAM GIA PTIT OPEN DAY 2023
25/07/2023
traogiai
VÒNG CHUNG KẾT CUỘC THI AI CHALLENGE 2023 – TRÒ CHƠI TETRIS BATTLE
11/09/2023
Show all
base64-16929569879442141123593

Liên quan đến ngành Khoa học máy tính đang là đề tài nóng mấy ngày qua khi có tới 2 thủ khoa tốt nghiệp THPT khối A00 bị trượt nguyện vọng 1, PV báo Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Duy Phương, Trưởng khoa Công nghệ thông tin 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chia sẻ về ngành học này cũng như phương thức xét tuyển đại học hiện nay.

Ngành Khoa học máy tính sẽ trở thành xu thế trong tương lai

Chào TS Nguyễn Duy Phương! Mấy năm gần đây ngành Khoa học máy tính nhận được quan tâm của các thí sinh và điểm chuẩn luôn nằm top cao tại các trường đại học lớn. TS có thể giới thiệu ngành Khoa học máy tính là gì và cơ hội việc làm ra sao?

– Học ngành Khoa học máy tính là học khối kiến thức về Toán học để đảm bảo cho Khoa học máy tính. Sau khi có tư duy logic cũng như phương pháp luận khoa học thì sinh viên mới học môn cơ sở ngành của Khoa học máy tính.

Môn cơ sở ngành bao gồm kiến thức về hoạt động của máy tính thông thường, nguyên lý xây dựng hệ thống máy tính, đặc biệt là những ứng dụng mang tính chất toàn cầu. Ứng dụng thông minh như điều khiển ô tô tự lái, không lưu…

Khi có khối kiến thức vững vàng, các em có thể chia nhỏ các ngành khác nhau như xây dựng ứng dụng thông minh trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, hệ thống xử lý máy tính, ứng dụng phần mềm…

Tiến sĩ Khoa học máy tính: "Ngành học rất vất vả, chỉ 50% sinh viên tốt nghiệp đúng hạn" - Ảnh 1.

TS. Nguyễn Duy Phương, Trưởng khoa Công nghệ thông tin 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Tào Nga

TS đánh giá vì sao ngành này lại “hot” như vậy?

– Ngành Khoa học máy tính “hot” từ lâu rồi, truyền thông Việt Nam mới đây mới đưa tin thôi. Khoa học máy tính nổi tiếng từ năm 2000. Thực tế chứng minh những người giàu nhất thế giới hay làm trong lĩnh vực truyền thông và máy tính. Hệ thống máy tính còn trở thành động lực phát triển của các tập đoàn kinh tế. Động lực đó lại là động lực quan trọng nhất nên chúng tôi không vượt ra ngoài xu thế của cả thế giới.

Học viện Bưu chính Viễn thông đào tạo ngành Khoa học máy tính từ bao giờ và có sự khác biệt gì so với các trường khác, thưa TS?

– Ngành Khoa học máy tính được Học viện đào tạo lâu năm nhưng ẩn nấp trong ngành Công nghệ thông tin, hai năm gần đây mới tách ra thành ngành riêng. Trong ngành này, chúng tôi xác định thế mạnh riêng của mình là tạo nên các kỹ sư Khoa học dữ liệu.

Các trường xây dựng ngành Khoa học máy tính dựa theo thế mạnh của trường. Còn chúng tôi khi xem xét các chương trình đào tạo của nhiều nước trên thế giới, chúng tôi suy đoán rằng trong 5-10 năm tới, nghề nghiệp quan trọng sẽ liên quan đến phân tích dữ liệu trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, y tế… Các ngành kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi công nghệ. Đó là xu hướng toàn cầu. Sự chuẩn bị của nhà trường cũng là sự chuẩn bị cho nhân lực những năm tiếp theo.

Hiện nay ở Việt Nam có không ít trường đào tạo ngành Khoa học máy tính, TS nhận xét gì về chương trình đào tạo hiện nay cũng như mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp?

– Các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính hiện nay khá sát với chương trình chuẩn quốc tế. Theo tôi, một trường đại học muốn thành công thì phải được người sử dụng lao động đánh giá tốt. Muốn đánh giá tốt thì trường nào cũng cần hậu thuẫn của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Một số sinh viên Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính được thực tập và làm việc sớm từ các doanh nghiệp lớn nước ngoài. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp lớn ở trong nước. Với các trường top trên, sự thành công còn thể hiện ở việc các doanh nghiệp sẵn sàng sinh viên đến thực tập mà không cần điều kiện gì.

Được biết mức lương của sinh viên ngành Khoa học máy tính ra trường có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng. Đây có phải là con số thực tế không thưa TS?

– Mức lương của sinh viên ngành Khoa học máy tính mới ra trường thường từ 20 triệu đồng/tháng trở lên. Có một số bạn đột phá đến 50-60 triệu đồng/tháng là bình thường. Các bạn thông minh hơn nữa thì khởi nghiệp giàu lên rất nhanh như các tỉ phú. Có bạn sinh viên Học viện khởi nghiệp trong vòng 10 năm thì hiện nay ngót nghét 700 triệu USD/năm.

Ngành Khoa học máy tính không như mơ: Chỉ 50% sinh viên ra trường đúng hạn

Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính của Học viện Bưu chính Viễn thông luôn nằm trong top 3 trường có điểm chuẩn cao nhất Hà Nội. Điểm chuẩn của Học viện năm nay ra sao?

– Năm nay Học viện hành 130 chỉ tiêu cho ngành Khoa học máy tính với mức điểm chuẩn là 26,55, đứng thứ 2 sau Công nghệ thông tin 26,59 điểm. Đây là mức điểm nằm trong trường top 3 trường cao nhất ở Hà Nội. Phổ điểm như vậy rất tốt để các em trở thành kỹ sư Khoa học máy tính. Trường có 3 phương thức là xét kết hợp học bạ với chứng chỉ ngoại ngữ; Điểm thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy; Điểm thi tốt nghiệp THPT. Học viện dành 75% dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Giữa 3 phương thức xét tuyển, TS đánh giá chất lượng sinh viên có sự khác nhau thế nào?

– Tôi thấy sự chênh lệch năng lực giữa các thí sinh khá rõ. Phương thức kết hợp giữa học bạ và chứng chỉ ngoại ngữ tốt hơn các sinh viên còn lại. Học viện rất chú trọng trong việc tuyển hồ sơ. Các em phải là những học sinh trường chuyên, đại giải học sinh giỏi tỉnh trở lên mới được chọn. Dù chưa khẳng định được nhưng các cá nhân xuất sắc đến từ phương thức này.

Vậy còn với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều người cho rằng hiện nay phương thức này bị “lạm phát” điểm, không đảm bảo độ tin cậy. TS đánh giá thế nào?

– Với phương thức xét kết quả thi THPT có nhiều người nhìn nhận như thế nhưng với trường top trên không đánh giá như vậy. Vì phổ điểm 20-25 rất nhiều, còn điểm trên 26 điểm rất ít. Các em đã đạt 9 điểm mỗi môn chứng tỏ các em rất tốt rồi. Chúng tôi hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Tiến sĩ Khoa học máy tính: "Ngành học rất vất vả, chỉ 50% sinh viên tốt nghiệp đúng hạn" - Ảnh 2.

TS Phương cho biết chỉ có hơn 50% sinh viên ngành Khoa học máy tính tốt nghiệp đúng thời hạn. Ảnh: Tào Nga

Ở chiều ngược lại, nhiều trường có xu hướng thu hẹp dần phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp khiến dư luận lo lắng cho thí sinh ở vùng nông thôn, miền núi thiệt thòi vì các em không có điều kiện theo phương thức khác. Theo TS, các phương thức xét tuyển hiện nay ở các trường có đảm bảo quyền lợi cho thí sinh cũng như các trường lựa chọn được thí sinh chất lượng?

– Theo tôi mỗi trường có con đường đi riêng. Trường nào đủ điều kiện thì có thể chủ động tuyển sinh riêng những thí sinh chất lượng phù hợp với hướng đi của trường. Còn trường nào có mục tiêu vừa vừa thì có thể sử dụng phương thức thi tốt nghiệp THPT. Ở Hà Nội có 2 trường tiên phong là Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học quốc gia Hà Nội làm được vì muốn tự chủ trong việc tuyển chọn. Đó là con đường đi đúng đắn của họ, miễn sao chọn được học sinh giỏi thật. Con đường nào cũng dẫn tới kết quả chọn đúng người học.

Việc học ngành kỹ thuật chưa hẳn điểm cao đã đủ năng lực để học. Ngành này đòi hỏi tính chính xác, kiên trì, tư duy. Học viện Bưu chính Viễn thông và Đại học Bách khoa Hà Nội chỉ có khoảng trên 50% sinh viên ra trường đúng thời hạn. Lý do là vì chọn không đúng học sinh, các bạn không đủ tố chất mặc dù điểm rất cao.

Điểm đầu vào cao nhưng chỉ hơn 50% sinh viên ra trường đúng thời hạn. Lý do vì sao thưa TS?

– Có nhiều lý do trong đó có 3 nguyên nhân chính. Nhóm thứ nhất, các em bị lôi kéo đi làm việc quá sớm từ năm thứ 3. Cũng có bạn thành công, trở thành doanh nghiệp lớn nhưng đại đa số các em chỉ làm công ăn lương. Đây là điều rất đáng tiếc về sau với các em và cũng là thực trạng khiến Học viện đau đầu.

Nhóm thứ 2 là sinh viên lười học thật. Nhóm này không còn có cách gì có thể giúp được ngoài việc học đi học lại. Nhóm cuối cùng là các em học phải nghề không yêu thích. Nhóm này hàng năm chiếm khoảng 10%. Chọn ngành không thích, không đam mê thì các em không có cách nào học được cả.

Tư vấn của TS dành cho những thí sinh có mong muốn theo học ngành Khoa học máy tính?

– Hàng năm các trường vẫn tư vấn cho học sinh nhưng đây vẫn là lỗ hổng của hệ thống đào tạo. Khi tư vấn các em chỉ nghe ngành Khoa học máy tính “hot”, nhiều việc làm, lương cao, học ở trường lớn nhưng chưa ai biết học Khoa học máy tính rất vất vả. Các em phải có nền tảng tư duy Toán học tốt, tư duy logic vững vàng, cộng với đam mê và nhiệt huyết đủ lớn thì tay nghề mới vững. Đó là những thách thức mà các em chưa thấy được ở cấp trung học.

Vì vậy, các em đang có mong muốn ở thành sinh viên ngành Khoa học máy tính thì các em phải tìm hiểu kỹ, có niềm đam mê. Không yêu thích thì các em không thể thành công.

Cảm ơn TS đã chia sẻ!

(Theo Dân Việt)